Nhằm tăng tốc độ bóc khối lượng dự toán tôi chia sẻ đến các bạn 1 số lisp cad và excel hay dùng: 1. Lisp cộng các đường thằng
Link tải: https://drive.google.com/drive/folders/1I9NLgoYPFALfEUr6spNi4PlUF737KL38?usp=sharing 2. Lisp đếm text
Link tải: https://drive.google.com/drive/folders/1MEq-O3Yf5vB1RMDDCKtqt0YlDMk3iWky?usp=sharing 3. Lisp phá khối block và xuất bảng thống kê thép ra excel
Link tải: https://drive.google.com/drive/folders/1RnV_aAJvFDRrRwC3f9eBPTxbRjy5DEwK?usp=sharing 4. Lisp tính diện tích
Link tải: https://drive.google.com/drive/folders/1vRc2OBAP276KdqCtoA2kguzhvk4yU7_b?usp=sharing 5. Add-Ins excel chuyển text từ Autocad sang excel
Link tải: https://drive.google.com/drive/folders/1lpMyTPrKAMkMpLC7rVq01AlHVS4QHxRK?usp=sharing Chúc các bạn thành công
Các bạn thân mến!
Việc lập dự toán trong quá trình đầu tư xây dựng là công việc rất quan trọng. Do việc có quá nhiều văn bản liên quan nên việc học dự toán với nhiều bạn gặp nhiều khó khăn.
Để đơn giản hóa việc lập dự toán và tạo động lực cho các bạn mới bước vào nghề cũng như các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về nghề dự toán, tôi sẽ làm các video ngắn phục vụ nhu cầu học tập và làm việc cho tất cả mọi người.
Với phương châm: " Làm từ dễ đến khó. Làm đến đâu cần gì sẽ tìm và hiểu vấn đề đó". Hy vọng các bạn sẽ học được nghề để có công việc ổn định tăng thêm thu nhập cho bản thân. Hình thức khóa học như sau:
1. Học qua các video hướng dẫn các công trình thực tế tôi đưa lên. Các video này tôi đã chọn lọc những chủ đề theo trình tự thi công. Nội dung video ngắn gọn dễ hiểu. Sau khi các bạn xem xong sẽ thực hành luôn theo công trình đó.
=> Link xem video khóa học dự toán online miễn phí: https://www.youtube.com/watch?v=emJvjP1DhDc&list=PL3cV6gBKnOeX1kGBRBRyCTUBcI18ZgtKQ
2. Trong quá trình học các bạn có thể trao đổi với tôi thông qua Website, Facbook, Zalo, Youtube...
3. Với các bạn muốn học chuyên sâu hơn nữa và được thực hành nhiều công trình thực tế với sự hướng dẫn của tôi có thể đăng ký khóa học online có phí theo nội dung bên dưới:
Nội dung
Khóa học online miễn phí
Khóa học online có phí
Tài liệu học dự toán
v
v
Video học dự toán cơ bản đến chuyên sâu
v
v
Video học các thủ thuật tăng tốc độ lập dự toán so với phương pháp truyền thống
v
Phần mềm dự toán
Bản miễn phí
Bản quyền 1 năm
Kiểm tra file dự toán theo video hướng dẫn
v
v
Giao và hướng dẫn lập dự toán một số công trình khác đang triển khai
-Chương I: Công tác phá dỡ, tháo dỡ,
làm sạch bộ phận, kết cấu công trình
-Chương II: Công tác sửa chữa, gia cố
bộ phận, kết cấu công trình
-Chương III: Công tác sưa chưa công
trình giao thông trong đô thi
-Chương IV: Công tác bảo dưỡng công
trınh giao thông trong đô thi
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Định mức
dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng được áp dụng để lập đơn giá sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng,
làm cơ sở xác định dự toán công tác sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.
Chỉ áp dụng đối với trường hợp sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng quy mô nhỏ
theo quy định. Trường hợp sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng có quy mô lớn
phải lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công
trình thì không áp dụng định mức này. Việc lập dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình
xây dựng quy mô nhỏ thực hiện theo quy định về xác định và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng theo quy định hiện hành.
2. Đối với việc sửa chữa và bảo dưỡng công trình giao
thông trong đô thị có quy mô nhỏ thì áp dụng định mức này. Đối với công trình
đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ thì có thể vận dụng định mức
này, việc vận dụng do chủ đầu tư quyết định theo thẩm quyền.
3. Các công tác gia công, lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo,
vận chuyển vật liệu, phế thải ngoài phạm vi quy định hoặc chưa được quy định thì xác
định theo định mức riêng.
4. Đối với một số loại công tác xây dựng khác như:
đào, đắp đất, đá, cát; sản xuất, lắp dựng các cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện gỗ,
cấu kiện sắt thép; lắp đặt hệ thống điện, nước trong nhà và phục vụ sinh hoạt... không
được quy định trong định mức dự toán này thì sử dụng theo hướng dẫn trong các tập định
mức dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố và được điều chỉnh hệ số
(do độ phức tạp, đơn chiếc, khối lượng nhỏ khi thi công) như sau:
+ Hệ số điều
chỉnh nhân công: k = 1,15
+ Hệ số điều
chỉnh máy thi công: k = 1,05
+ Hệ số điều
chỉnh vật liệu: k = 1,02.
5. Định mức cấp phối 1m3 vữa xây, vữa
bê tông các loại và cấp phối vật liệu 1 tấn bê tông nhựa... sử dụng cho công tác sửa chữa và bảo
dưỡng công trình xây dựng thì sử dụng theo các Bảng định mức trong định mức sử dụng vật
liệu trong xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.
6. Ngoài phần thuyết minh và hướng dẫn sử dụng chung
này, trong từng phần và từng chương của định mức dự toán đều có thuyết minh về
điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng cụ thể.
7. UBND các tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa
phương để thực hiện xây dựng Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây
dựng phù hợp với đặc thù của địa phương trong trường hợp cần thiết và thực hiện
quản lý định mức xây dựng theo quy định.
=>Toàn bộ các bộ đơn giá nêu trên đã được tích hợp sẵn
trong phần mềm dự toán Escon. Quý
khách muốn đăng ký sử dụng vui lòng click vào đây để tải
về (hoàn toàn Miễn phí)
Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, quy
hoạch xây dựng và giao thông... sự trợ giúp của máy tính với các phần
mềm tính toán ngày càng trở nên thông dụng. Việc xây dựng một chương
trình tính toán, mô hình hoá địa hình, tạo đường đồng mức và đặc biệt là
tính toán khối lượng đào đắp trong xây dựng và giao thông là hết sức
cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, trung tâm Phần mềm Xây dựng - thuộc
Công ty CP Tin học và Tư vấn Xây dựng (CIC) đã hoàn thành việc xây dựng
phần mềm Sumac phục vụ cho công việc mô hình hoá bề mặt địa hình, tạo
đường đồng mức, tạo bình đồ, tính toán San nền theo cách tính thực tế
của kỹ sư Việt Nam. Chương trình Sumac có giao diện đồ hoạ dễ sử dụng
(hệ đồ hoạ này tương tự AutoCAD), có khả năng mô hình hoá một cách chính
xác bề mặt địa hình, tạo đường đồng mức, tạo bình đồ bằng phương pháp
nội suy lưới ô vuông và tạo mặt cắt địa hình. Kết quả tính toán được thể
hiện đầy đủ trên bản vẽ (bề mặt địa hình, đường đồng mức, bình đồ, kết
quả tính toán san lấp theo từng ô và tổng cộng khối lượng đào đắp theo
từng hàng, cột trên hệ lưới ô vuông). Bản vẽ kết quả có thể được xuất ra
dưới định dạng AutoCAD (*.DWG; *.DXF). Dưới đây là một số đặc điểm
chính của chương trình:
1. Khả năng nhập dữ liệu địa hình:
- Nhập dữ liệu từ máy đo.
- Nhập trực tiếp số liệu địa hình trên màn hình đồ hoạ.
- Nhập số liệu địa hình từ bản vẽ hiện trạng dạng AutoCAD (*.dwg, *.dxf)
- Đọc số liệu từ tệp số liệu bên ngoài dưới dạng text.
- Chương trình cũng có khả năng hiệu chỉnh các số liệu địa hình ngay trên màn hình đồ hoạ...
2. Khả năng mô hình hoá bề mặt:
Sumac có thể mô hình hoá bề mặt địa hình trước và sau khi san lấp dưới dạng mặt cong 3 chiều.
Hoặc mô tả địa hình dưới dạng lưới tam giác.
3. Khả năng tạo đường đồng mức và bình đồ:
Sumac
tạo đường đồng mức từ hệ lưới, cao độ giữa các đường đồng mức, mầu sắc,
tần số xuất hiện đường đồng mức cái đều có thể thay đổi bởi người sử
dụng.
Mỗi
đường đồng mức đều là một đối tượng liền mạch trên bản vẽ (trong đa số
các phần mềm khác cùng tính năng, các đường đồng mức đều rời rạc gây khó
khăn trong việc quản lý các đối tượng đường đồng mức của người sử dụng)
4. Khả năng tạo mặt cắt địa hình:
Sumac tạo mặt cắt địa hình theo từng mặt cắt mà người sử dụng chỉ định, bước cọc, chiều cao chữ, tên mặt cắt có thể thay đổi.
5.Trợ giúp xây dựng đường đồng mức thiết kế:
Các
kỹ sư thiết kế có thể khai báo một số điểm khống chế cao độ, từ các
điểm khống chế cao độ này, chương trình sẽ xây dựng đường đồng mức thiết
kế.
6. Khả năng tính toán San Nền:
Sumac tính toán San Nền theo các kiểu tính toán thường thấy ở các kỹ sư Việt Nam:
-
Tính toán San Nền dựa trên các điểm khống chế cao độ thiết kế: người sử
dụng phải nhập các điểm địa hình cuối kỳ đủ để nội suy cao độ các mắt
lưới dùng để tính toán khối lượng đào đắp. Kiểu tính toán này thường áp
dụng cho tính toán thể tích sau khi đổ đất lên một khu đất nào đó –
trong trường hợp này, người sử dụng có đầy đủ số liệu đo của định hình
trước sau khi đổ đất.
-
Tính toán San Nền dựa trên mặt phẳng thiết kế. Kiểu tính toán này
thường được sử dụng trong tính toán san lấp của một khoảnh đất trong xây
dựng.
-
Tính toán San Nền dựa trên các đường đồng mức thiết kế: người sử dụng
sẽ tự vạch các đường đồng mức trên bản vẽ và khai báo cao độ các đường
đồng mức này hoặc khai báo một số điểm khống chế cao độ, chương trình sẽ
tự vạch các đường đồng mức thiết kế.
- Tính toán khối lượng công tác đất tại taluy các cạnh của khu đất.
7. Kết xuất kết quả tính toán:
Mọi
kết quả tính toán đều sẽ được kết xuất lên màn hình đồ hoạ, mỗi loại
đối tượng của bản vẽ đều được sắp xếp theo các lớp bản vẽ (layer) riêng
biệt. Kết quả tính toán trên bản vẽ có thể tuỳ biến hiển thị.
Kết
quả tính toán san lấp được ghi lên từng ô trên bản vẽ và ghi tổng cộng
theo từng hàng, cột của hệ ô lưới. Kết quả tính toán có khả năng kết
xuất ra bản vẽ AutoCAD (*.dwg).
8. Kết xuất kết quả tính toán ra bảng tính Excel:
Kết quả tính toán san lấp cũng được xuất ra bảng tổng hợp khối lượng dưới dạng bảng Excel.
-Mở
bản vẽ bạn vừa tải về trên AutoCAD. Trên bản vẽ này, chúng ta thấy có
đầy đủ các yếu tố địa hình như: đường đồng mức tự nhiên, điểm đo cao
trình, các ghi chú,…
-Tuy
nhiên, để phục vụ cho công việc tính toán san nền, chúng ta chỉ cần giữ
lại các điểm đo địa hình tự nhiên mà thôi. Chính vì vậy, chúng ta sẽ
xoá toàn bộ các đối tượng không cần thiết trên bản vẽ hiện trạng để
không làm ảnh hưởng đến tốc độ tính toán của chương trình.
-Sau
khi “làm sạch” bản vẽ hiện trạng, chúng ta xác định biên giới hạn các
lô đất trên bản vẽ bằng cách vẽ các đường Polyline khép kín. Bạn có thể
tham khảo bản vẽ đã được chỉnh sửa lại bằng cách tải file về theo đường
dẫn sau:
http://pmxd.cic.com.vn/download/Sannen/HienTrangOK.zip
-Dùng chức năng Save As của AutoCAD để ghi lại file hiện trạng ở định dạng AutoCAD 2000.
Bước 2: Nhập dữ liệu vào Sumac
-Vào menu Tệp tin -> Nhập số liệu…
-Chọn file hiện trạng mà chúng ta đã chuẩn bị từ Bước 1, bấm nút Nhập dữ liệu
Bước 3: Khai báo địa hình tự nhiên (địa hình trước san lấp)
-Vào menu Địa hình TN -> Chuyển Text thành cọc tự nhiên
-Trên cửa sổ Chuyển Text thành cọc: bấm nút Chọn đối tượng -> chọn các đối tượng điểm đo dạng text trên màn hình đồ hoạ (cách chọn giống như thao tác trong AutoCAD) -> Bấm nút Đồng ý.
-Sau khi thực hiện các thao tác trên, chương trình sẽ chuyển toàn bộ các Text thành dạng điểm đo (mầu vàng – xanh)
Bước 4: Khai báo thông số thiết kế
-Vào menu Thông số TK -> Khai báo thông số nội suy
-Trên cửa sổ Thông số tính toán chọn Nội suy theo lưới tam giác, khai báo cạnh ô vuông Tính toán đào đắp 50
-Vào menu Thông số TK -> Khai báo biên giới hạn
-Trên cửa sổ Khai bái biên giới hạn, bấm nút Nhập -> chọn 2 đối tượng Polyline là đường biên giới hạn mà chúng ta đã vẽ sẵn trên AutoCAD ở bước 1
Bước 5: Khai báo địa hình thiết kế (địa hình sau san lấp)
-Vào menu Thông số TK -> Chêm điểm khống chế
-Trên cửa sổ Chêm điểm khống chế -> bấm nút Chọn điểm
-> chọn 1 điểm trên màn hình đồ hoạ hoặc gõ trực tiếp toạ độ điểm
bạn muốn khai báo điểm khống chế -> khai báo cao độ điểm khống chế
này -> bấm nút Vẽ>>
-Trong ví dụ này chúng ta sẽ khai báo các điểm khống chế theo bảng sau:
STT
X
Y
H
1
551787
2237124
35
2
551974
2237126
65
3
552184
2237123
95
4
551785
2236847
55
5
551971
2236849
85
6
552185
2236852
115
7
551783
2236643
35
8
551975
2236641
65
9
552185
2236641
95
-Vào menu Thông số TK -> Xây dựng đường đồng mức TK
-Trên cửa sổ Nhập đường đồng mức TK khai báo Bước ĐĐM=1, cao độ BĐ=30, bấm nút Tính toán
-Sau khi thực hiện các thao tác trên ta được kết quả như sau
Bước 6: Kết quả Mô hình hoá địa hình
-Vào menu Bình đồ -> Mô hình hoá bề mặt
-Trên cửa sổ Mô hình hoá bề mặt địa hình chỉ chọn Vẽ bề mặt địa hình theo điểm cao trình, bấm nút Đồng ý
-Đợi chương trình thực hiện tính toán, chọn hiển thị bản vẽ theo kiểu 3D ta được kết quả như hình dưới
-Ta cũng có thể tạo bề mặt địa hình bằng chức năng mô hình hoá bằng lưới tam giác hoặc tạo mặt cắt địa hình
Bước 7: Kết quả tính toán san nền
-Vào menu San lấp -> Kết xuất kết quả ra bản vẽ
-Trên cửa sổ Tính toán đào đắp – kết xuất kết quả ra bản vẽ, chọn Dữ liệu đường đồng mức TK, bấm nút Đồng ý
-Sau khi chương trình tính toán, ta có kết quả như hình vẽ dưới
"Em có cái đầu kém thông minh và một trái tim đầy lửa thế nên là cứ lao
vào hùng hục tìm tài liệu , tìm phần mềm về sử dụng mà không thể nào
hiểu được bản chất vấn đề"
Đó là tâm sự của các bạn khi tìm hiểu về dự toán. Cái bản chất vấn đề ở đây bạn chưa hiểu là gì?
Đó là các khái niệm trong việc lập dự toán. Vậy các khái niệm đó là gì? 1.Thế nào là định mức xây dựng?
2. Bộ đơn giá địa phương ban hành được xây dựng như thế nào và để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé qua các định nghĩa và video hướng dẫn nhé! 1. Định mức Định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (Sau đây gọi tắt là Định mức
dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu,
lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng
như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch,
1 tấn cốt thép, 100m dài cọc .v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác
xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất
nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ
thuật). 2. Đơn giá địa phương ban hành Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
thể hiện chi phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị
khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê
tông, 1m2 lát gạch, tấn cốt thép, 100m dài cọc.v.v... từ khâu chuẩn
bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những chi phí cần thiết do yêu cầu
kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy
trình, quy phạm kỹ thuật).
Đơn giá địa phương ban hành dựa trên cơ sở định mức hiện hành và giá vật tư tại thời điểm lập bộ đơn giá đó.
Phân biệt định mức và đơn giá địa phương
Hướng dẫn lập đơn giá địa phương trên cơ sở định mức
Lưu ý: Đơn giá địa phương là đơn giá gốc (Giá tại thời điểm lập bộ đơn giá), vậy nên khi lập dự toán giá này chỉ là cơ sở để tính bù giá. Công việc lập dự toán là tính Gxd. Khi lập dự toán ta cần điều chỉnh giá vật tư (Vật liệu, nhân công, ca máy) theo các văn bản hướng dẫn mới nhất tại thời điểm lập dự toán. Sau đó ta cần thêm các chi phí theo hình bên dưới để ra giá trị Gxd.