Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG


QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
 

        I. Các bước lập dự toán :
 B1: Rà soát lại toàn bộ kích thước, số lượng của bản vẽ kiến trúc và kết cấu.
*           Có thể ghi các số liệu chính của công trình vào cuốn sổ tay như: Kích thước chính, chiều cao, mác bê tông, vữa…
 B2: Hình thành các công tác cần triển khai lập dự toán.
*           Theo trình tự xây dựng tránh bỏ xót công tác.
B3: Tạo mới công trình, Chọn định mức hoặc đơn giá lập dự toán.
*           Việc lập dự toán theo định mức và đơn giá về cơ bản là giống nhau về cách làm nhưng khác nhau là theo định mức là tính trực tiếp, theo đơn giá là tính bù
B4:  Nhập công tác có trong đơn giá và định mức và khối lượng đo bóc từ bản vẽ thiết kế.
*           Công việc lấy trong định mức và đơn giá theo danh mục của bước 2. Khối lượng được đo bóc từ bản vẽ theo đơn vị của công tác.
B5: Nhập và điều chỉnh giá vật tư tại thời điểm hiện tại.
*              Dựa vào báo giá của liên sở và hướng dẫn áp dụng mức lương cơ sở để tính nhân công ca máy của SXD tại địa phương lập dự toán;
B6: Tính cước phí vận chuyển (nếu có);
*           Dựa vào bảng cước địa phương ban hành ta chỉ cần nhập chiều dài quãng đường và cấp đường.
B7: Nhập các hệ số chi phí vào bảng THKPHM .
*           Bao gồm các hệ số như: Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước…(Hệ số này lấy trong thông tư 06/2016
B8: Kiểm tra lại toàn bộ công tác, khối lượng thành tiền có phù hợp với bản vẽ thiết kế và thực tế chưa?
*           Tính nhanh theo m2 xây dựng nhân với giá thị trường hoặc dựa vào suất vốn đầu tư.
B9: Chạy dự thầu xuất sang excel, in ấn theo hồ sơ dự thầu.
B10: Chạy bảng THKP để tính tổng mức trong trường hợp lập dự toán, in ấn theo hồ sơ dự toán.
*           Sắp xếp bản in theo trình tự như sau:

          II. Nguyên tắc chung:

1. Chọn và đo bóc khối lượng công tác:
*           Từ dưới lên trên
*           Từ trái qua phải
*           Từ lớn đến nhỏ
*           Tổng trước trừ sau

          III. Trình tự đo bóc khối lượng cho từng công tác cụ thể:

1.       Cọc

-            Bê tông cọc
*           Chia ra đoạn thân và mũi
BT thân cọc: S*L*B^2 (Số lượng * chiều dài cọc * diện tích mặt cắt cọc)
BT phần mũi: S*L1*B^2/2 (Số lượng * chiều dài mũi cọc* diện tích mặt cắt cọc/2)
-            Công tác ván khuôn cọc
*           Tính theo diện tích ván khuôn, lấy 3 mặt coppy bê tông cọc xuống và sửa
Vk đoạn thân: S*L*3*B (SL *chiều dài cọc*chu vi 2 cạnh bên và cạnh đáy của mặt cắt cọc)
Vk đoạn mũi: S*L1*3*B/2 (SL * chiều dài mũi cọc * chu vi 2 cạnh bên và cạnh đáy của mặt cắt cọc/2)
Vk đầu bịt: A*B (diện tích mặt cắt cọc)
- Công tác cốt thép cọc
*           Lấy theo bảng thống kê

2.        Móng

*           Từ móng M1….Mn
*           Từ móng lớn đến móng nhỏ
-            Đào đất (Tính dựa vào mặt bằng và mặt cắt của móng)
-            Đắp đất (Tính nhanh bằng 1/3 khối lượng đào)
-            Đóng ép cừ (nếu có) – (copy phần đào đất sửa) “nhớ chia cho 100 đối với đóng cừ tràm”
-            Cát phủ đầu cừ (nếu có) (copy phần đào đất sửa)
-            Bêtông lót móng (copy phần đào đất sửa)
-            Bêtông móng (Dựa vào mặt bằng và mặt cắt móng)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa) “nhớ chia cho 100”
-            Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”
-            Đắp cát nền móng
-            Vận chuyển đất thừa

3.       Đà Kiềng:

*           Từ đà kiềng DK1….DKn
-            Bêtông (Nhập khối lượng từ bản kết cấu)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa) “nhớ chia cho 100”
- Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”

4.       Cột

*           Từ cột trệt….Cột mái
·           Từ Cột C1….Cn
-            Bêtông (Nhập khối lượng từ bản kết cấu)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa lại) “nhớ chia cho 100”
- Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”

5.        Dầm, giằng

*           Từ dầm, giằng tầng 1….tầng mái
*           Từ dầm D1….Dn
*           Từ dầm GT1….GTn
-            Bêtông (nhập khối lượng từ bản kết cấu)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa lại) “nhớ chia cho 100”
- Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”

6.        Sàn

*           Từ tầng 1….tầng mái
*           Tính tổng diện tích sàn hoặc chia ô sàn
-            Bêtông (nhập khối lượng từ bản kết cấu)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa lại) “nhớ chia cho 100”
- Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”

7.       Cầu Thang

*           Từ tầng trệt….tầng n
-            Bêtông (nhập khối lượng từ bản kết cấu)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa lại) “nhớ chia cho 100”
- Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”

8.       Lanh tô, ôvăng

·           Từ tầng trệt….tầng n
-            Bêtông (nhập khối lượng từ bản kết cấu)
-            Ván khuôn (copy phần bêtông sửa lại) “nhớ chia cho 100”
- Cốt thép (nhập khối lượng từ bản TKT) “nhớ chia cho 1000”

9.       Xây tường

*           Tính theo từng trục (nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc)
-            Tính từ trục 1….truc n
-            Tính từ trục A….Trục Z
-            Tính trước trừ sau

10.  Xây bậc cầu thang

*           Tính theo từng tầng (Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc)

11.  Tôn nền

*            Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc

12.  Bêtông lót nền

*            Copy phần tôn nền sửa lại

13.  Trát Cột

*           Copy phần ván khuôn sửa lại (Tính nhanh lấy bằng từ 50-80%)

14.  Trát xà dầm

*           Copy phần ván khuôn sửa lại (Tính nhanh lấy bằng từ 50-80%)

15.  Trát lanh tô, ôvăng

*           Copy phần ván khuôn sửa lại

16.  Trát sàn, sênô

*           Copy phần ván khuôn sửa lại

17.  Trát cầu thang

*           Copy phần ván khuôn sửa lại

18.  Trát tường

*           Copy phần xây tường bỏ chiều dày thay bằng 2 mặt

19.  Công tác cửa

*           Nhập số liệu từ bản vẽ kiến trúc
*           Nhớ chèn vật tư cửa nếu không làm tạm tính cửa
*      Nhớ bổ xung phụ kiện cửa

20.  Lan can

*           Nhập số liệu từ bản vẽ kiến trúc
*           Nhớ chèn vật tư nếu không làm tạm tính

21.  Bả matít cột

*           Copy phần trát sửa lại

22.  Bả matít dầm, giằng

*           Copy phần trát sửa lại

23.  Bả lanh tô, ôvăng

*           Copy phần trát sửa lại

24.  Bả tường

*           Copy phần trát sửa lại

25.  Bả matít sàn, sênô

*           Copy phần trát sửa lại

26.  Bả matít cầu thang

*           Copy phần trát sửa lại

27.  Sơn cột

*           Copy phần trát sửa lại

28.  Sơn dầm, giằng:

*           Copy phần trát sửa lại

29.  Sơn lanh tô, ôvăng

*           Copy phần trát sửa lại

30.  Sơn tường:

*           Copy phần trát sửa lại

31.  Sơn sàn, sênô

*           Copy phần trát sửa lại

32.  Sơn cầu thang

*           Copy phần trát sửa lại

33.  Sản Xuất xà gồ thép (nếu có):

*           Nhập khối lượng từ kết cấu của bảng thống kê xà gồ

Công thức tính khối lượng thép
- Thép tròn:
Khối lượng (kg) = Số thanh*D^2/162 * Chiều dài 1 thanh (m).
D là đường kính thép đơn vị là mm.
- Thép hình:
Đối với thép hình làm lan can, cầu thang cần có bảng tra tiết diện và trọng lựợng của 1 md từ đó tính toán khối lượng hoặc tính bằng: Số lợng cấu kiện * Diện tích cấu kiện * Chiều dài cấu kiện * Trọng lợng riêng (Trọng lợng riêng của thép = 7850kg/m3).
Ví dụ: Tính khối lượng giằng mái, gồm 16 cấu kiện, dài 5 m, tôn dập, kích thước C200x 50x 15x 2,5.
=>      Tính M = 16*5* ( 0,2+ 0,05*2+ 0,015*2) * 0,0025 * 7850 = 518,1kg

34.  Sơn xà gồ (nếu có)

*           Tính quy về m2

35.  Sơn cửa(nếu có)

*           Copy từ lấp dựng cửa sửa lại

36.  Sơn lan can (nếu có)

*           Copy từ lấp dựng lan can sửa lại

37.  Lắp dựng xà gồ

*            Nhập khối lượng từ kết cấu của bảng thống kê xà gồ. Nhớ chia cho 1000

38.  Lát gạch nền

*           Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc. (Tính nhanh lấy theo ván khuôn sàn)
*           Nhớ sửa chủng loại vật tư phù hợp với thông số thiết kế

39.  Lát tam cấp, cầu thang

*           Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc
*           Nhớ sửa chủng loại vật tư phù hợp với thông số thiết kế

40.  Ốp gạch phòng

*           Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc
*           Nhớ sửa chủng loại vật tư phù hợp với thông số thiết kế

41.  Đóng trần

*           Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc
*            Chú ý cần trừ phần nhân công bên công tác đóng trần, vì hiện nay nhà cung cấp trần sẽ bao luôn cả vật tư và nhân công
*           Nhớ chèn chủng loại vật tư bên phân tích

42.  Lợp mái

*           Nhập khối lượng từ bản vẽ kiến trúc, nhớ chia cho 100, nhớ chèn chủng loại vật tư bên phân tích”

43.  Các công tác khác

==>           Đây là một số công tác cơ bản trong phần xây dựng công trình dân dụng! Tùy theo từng công trình mà sẽ có thêm các công tác khác.
==>           Tuy nhiên định mức sẽ không đầy đủ các công tác, vì thế chúng ta có thể chọn những công tác tương tự để áp dụng cho công trình mình. Nếu thấy công tác không chắt ăn các bạn để “TT” (tạm tính).

          IV. Chỉnh sửa các vật tư cho phù hợp thiết kế

=>           Nhớ để ý phần đơn vị công tác trọng định mức để tính toán khối lượng. Trong trường hợp muốn thay đổi đơn vị quy định trong định mức cần phải có các hệ số chuyển đổi đơn vị phù hợp
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!






            



SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ quy trình dự toán rất chi tiết, giúp cho nhưng ai làm bên bóc tách công trình có thể làm dễ dàng hơn. Mời bạn và bạn đọc tham khảo mẫu kiến trúc xây dựng bên mình tại đây:
    biet thu mat tien dep
    mau thiet ke nha xinh
    mau nha xinh

    Trả lờiXóa
  2. Lucky Club Casino Site - Get a 100% up to £1000 Welcome Bonus
    Lucky Club 카지노사이트luckclub is an online casino for South Africans. Powered by Live Casino, Lucky Club is a high-quality online casino that

    Trả lờiXóa